15/08/2011

BÁO CỘNG SẢN VÀ BÁO NHÂN DÂN

KỲ 1:  BÁO CỘNG SẢN
Luật pháp của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chỉ cấp phép hoạt động  cho các cơ quan truyền thông thuộc đảng Cộng Sản, thuộc các tổ chức quần chúng của đảng, thuộc các cơ quan của nhà cầm quyền. Do vậy mà ở Việt Nam hiện nay chỉ có báo đài của đảng Cộng Sản. Đó là báo đảng ở trung ương, báo đảng của 64 tỉnh thành, rồi báo của các bộ, rồi báo của các sở, rồi báo của Đoàn Thanh Niên, Liên đoàn Lao động, Mặt Trận Tổ quốc. Rồi báo của các hội như hội Thanh  Niên, hội Phụ Nữ, hội Nông Dân, hội Nhà Văn, hội Nhà Báo, hội Điện Ảnh....Báo của các ngành và các đoàn thể thì có ở cấp trung ương, nhưng cũng có mặt ở các địa phương lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh... Ví dụ: báo Lao Động rồi báo Người Lao Động, báo Tiền Phong rồi báo Tuổi trẻ Thủ Đô và Tuổi Trẻ, báo CAND rồi báo CA TPHCM.... Tiếp theo là đài truyền hình, đài phát thanh, báo điện tử thì có đều từ trung ương xuống các địa phương. 64 tỉnh thành là 64 đài phát thanh, 64 đài truyền hinh, 64 trang web....Nói chung là có đến cả ngàn cơ quan truyền thông trên lãnh thổ Việt Nam, tất cả đều thuộc của Đảng Cộng Sản.
Cả ngàn cơ quan đó nhân sự lên đến vài chục ngàn người. Có báo đài do nhà nước lấy tiền ngân sách trả lương  và kinh phí hoạt động ( số nầy hơi đông). Có báo đài tự thu tự chi không cần đến tiền đóng thuế của dân (số này không nhiều)

Có người gọi tất cả các báo đài đó là báo đài chính thống (không biết theo hệ quy chiếu nào?). Có người gọi là báo đài cách mạng (vì vậy mà có ngày báo chí cách mạng). Có người gọi đó là báo đài quốc doanh, lại có người gọi là báo lề phải.
Nhưng nói cho đúng bản chất thì đó là báo đài của đảng Cộng Sản nên cứ gọi là báo cộng sản cho gọn.
Vì là báo cộng sản nên chỉ đăng những gì đúng theo quan điểm và chủ trương của đảng, đăng những gì có lợi cho đảng...Do vậy tuy rất nhiều về số lượng nhưng thông tin trên báo cộng sản thường rập khuôn một chiều và dĩ nhiên không thể nói là không phiến diện..
Trong hệ thống báo đài cộng sản, có đến cả ngàn cơ quan nên có đến cả ngàn tổng biên tập hoặc giám đốc, tất cả họ đều là đảng viên đảng Cộng Sản. Nhưng vì cách đưa tin rập khuôn theo chủ trương của đảng nên có người nói vui:  tất cả các báo đài ấy thực chất chỉ có một tổng biên tập thôi đó là người không- ai -nói- ra- nhưng- ai- cũng- biết.
Làm sao mà chỉ một tổng biên tập mà quản được cả ngàn báo đài ấy để không đi chệch hướng của đảng? Cũng đơn giản thôi. Cách làm việc có thể hình dung như sau. Người không- ai -nói- ra- nhưng- ai- cũng- biết đó mỗi tối trước khi đi ngủ gởi một tin nhắn chung cho tất cả các tổng biên tập các báo đài (trước đây thì phải tê lê phôn cho từng người, nhưng bây giờ trình độ tu luyện của kẻ không- ai -nói- ra- nhưng- ai- cũng- biết đã tăng cao có thể nhắn tin một lần cho hàng loạt được rồi) với nội dung như sau: Điều A là tuyệt đối không đăng một chữ nào nhé! Điều B thì đăng như thế nầy thế nầy nhé! Các em nhớ nhé! Còn các chuyện ăn chơi, nhảy múa, cướp bóc, hiếp dâm, đồi trụy... thì các em cứ thoải mái làm theo kiểu mà các em thích cho nó đa dạng phong phú, nhớ nhé!

Nhưng công bằng mà nói thì báo cộng sản cũng có nhiều lúc, nhiều tờ làm rất hay, rất sinh động và có bản sắc  riêng. Ấy là do có những lúc đảng Cộng Sản nới lỏng sự kiểm soát, hoặc do tờ báo may mắn rơi vào tay những tổng biên tập tài năng.
Phía Bắc thì có tờ Văn Nghệ của thời ông Nguyên Ngọc. Phía nam thi có nhiều hơn, đó là các tờ Tuổi Trẻ thời ông Võ Như Lanh, bà Kim Hạnh, ông Lê Văn Nuôi, ông Huỳnh Sơn Phước...Sài Gòn Giãi Phóng thời ông Tô Hòa và Võ Như Lanh, Công An TP Hồ Chí Minh thời ông Huỳnh Bá Thành, Lao Động thời của nhóm Tống Văn Công, Hồng Đăng, Lý Quý Chung, Trần Trọng Thức... báo Thanh Niên thời của Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Công Khế, báo Phụ Nữ TP HCM thời của Thế Thanh. Rồi tiếp theo là Thời báo Kinh Tế Sài Gòn thời của Võ Như Lanh, Sài Gòn Tiếp Thị thời của Kim Hạnh rồi Tâm Chánh, Pháp Luật TP HCM thời của Nam Đồng và Huỳnh Quý. Các vị đó là những người làm báo tài năng, trong phạm vi nhỏ hẹp của "lề phải" họ đã bươn chải tạc dấu ấn cá nhân của họ vào, biến một tờ báo bao cấp rập khuôn của đảng thành một tờ báo xã hội hóa được xã hội đón nhận và hoan nghênh, làm ăn có lãi, đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới, (cố gắng trong phạm vi cho phép) chống lại bạo quyền  bênh vực những kẻ oan khiên, đóng góp không nhỏ cho xã hội qua các hoạt động ngoài báo.
Báo Tuổi Trẻ thì có chương trình Vì Ngày Mai Phát Triển, báo Thanh Niên có Quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình, Sài Gòn Tiếp Thị của chị Kim Hạnh thì có chương trình vang dội Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao mà nhiều doanh nghiệp trong nước hẳn phải ghi ơn chị suốt đời....
Những nhà báo đó, không biết đảng của họ có đánh giá cao họ không, riêng cá nhân tôi, với tư cách là một độc giả, họ là những người làm báo đáng khâm phục, là thế hệ vàng của làng báo Cộng Sản Việt Nam. Rất tiếc tất cả họ đều không còn làm báo nữa.
Một thế hệ vàng đã ra đi, để lại đàng sau họ những tờ báo do họ làm ra bản sắc, trở lại đúng vị trí của mình: Tờ báo đảng...ngoan hiền, và một nổi buồn trống vắng trong lòng các thế hệ độc giả, trong đó có tôi.
Nhưng may quá....
                                                                             KỲ 2 : BÁO NHÂN DÂN

6 commentaires:

  1. Cám ơn Anh đã viết ra những điều :"không- ai -nói- ra- nhưng- ai- cũng- biết"!

    RépondreSupprimer
  2. Anh ơi, anh không ngại "anh hai, ba, bốn" gì đó nhà mình mất lòng à, dám bỏ tên các vị ấy. Khâm phục bản lĩnh và trí tuệ của bác quá thôi. Giờ mà có luật báo tư nhân thì tờ báo mà bác Chênh cầm trịch sẽ giết sống báo quốc doanh.

    RépondreSupprimer
  3. không biết nhũng người đó có Blog như Thầy không.
    nếu có và tâm huyết như cũ thì hay quá

    RépondreSupprimer
  4. Lúc trước mình hoc trường PCT Đà Nảng, hoc it đi chơi nhiều ... đất nước mình vẩn còn nhiều người trung trực nhưng it người dám viêt lỡi lẻ hay tốt cho moi người hoc hỏi và sủa đổi -- Đó là bi mật thành công của các nước văn minh, họ cám ơn lời chỉ trích để đào tạo, phát triển, phat' minh, sáng chế tôt đẹp hơn -- Hy vong đất nước, chính quyền mình không làm khó khăn cho ngừoi trí tuê cao, hiểu biết nhiều viết lên lời chỉ trích để đạt đươc ly do tốt đẹp cho dân lành, quê hương người Viêt. --
    Thằng Vọi (xin lổi vì khong giỏi văn chương) hihi

    RépondreSupprimer
  5. Tôi ở Quãng trị, có chuyện muốn đọc báo Quãng Trị, tìm các sạp báo đâu đâu người ta cũng lắc đầu không có, không ai mua. Vô bưu điện hỏi mua không có, phải đặt trước. Có người mách vô tiệm thuốc bắc, lôi ra một lóc to bự, tha hồ chon bào ngày nảo ngày nao. He he.Nhưng không sao, nhà báo không những không chết đói mà giàu nửa, khối nhà báo mua xe ô tô

    RépondreSupprimer
  6. Tôi cần tờ báo địa phương, hỏi quày bán sách báo mô cũng lắc đầu, nói mua về không ai mua, vô bưu điên hỏi nói phải đặt trước. Có người mách vô chổ thu mua giấy vụn, kéo ra từng kiện còn mới nguyên.
    Báo không bán cho ai nhưng nhà báo lại giàu,đến tòa soạn ô tô con san sát, cứ in ra lấy tiền dân còn bán giấy vụn, còn đi dọa các nơi tiêu cực.

    RépondreSupprimer