29/11/2013

LÒNG CHÀNG Ý THIẾP


Tô Văn Trường
KDĐây là bản gốc bài viết Ts Tô Văn Trường gửi đến cho Tuần Việt Nam, ngay sau khi nghe tin Quốc hội bấm nút thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Do bận công việc và đã đoán trước kết quả nên tôi không có tâm trạng để theo dõi trên truyên hình phiên bỏ phiếu thông qua Hiến pháp sửa đổi của Quốc hội. Đọc tin nhanh trên báo được biết Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, với 97,59 % tổng số đại biểu Quốc hội bấm nút tán thành, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII đã chính thức thông qua Dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .

.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu “Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi được Quốc hội thông qua lần này là bản Dự thảo được chuẩn bị công phu, tâm huyết, khoa học đã thể hiện được tinh thần đổi mới; thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, ý Đảng hợp với lòng dân.
.
Có thể khẳng định rằng, tuyệt đại bộ phận nhân dân và Quốc hội đã đồng tình cao với Dự thảo Hiến pháp sửa đổi thông qua lần này.  Dự thảo đã thể hiện ý chí, nguyện vọng của đại đa số nhân dân, của đại đa số các đại biểu Quốc hội. Đó là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, là tinh thần làm chủ của nhân dân.Trong một số bộ phận, một số người và ngay cả một số đại biểu Quốc hội còn có những ý kiến khác về một số điều, khoản trong Dự thảo. Những ý kiến còn khác so với Dự thảo đều sẽ được Quốc hội hết sức trân trọng, tiếp thu để tiếp tục nghiên cứu trong quá trình đổi mới đất nước.”
Xuất sứ câu nói “của dân, do dân, vì dân” thực ra là của Pericles, một nhà tư tưởng thời cổ đại trước thiên Chúa giáng sinh, sau đó, được Tổng thống Mỹ và nhiều người khác nhắc lại. Để Quốc hội có thêm thông tin nghiên cứu  và minh chứng Nhà nước ta là “của dân, do dân, vì dân”  người dân hiểu rằng có 02 điều cơ bản nhất, quan trọng nhất về Hiến pháp của một đất nước..
Thứ nhất, lời của Hiến pháp là lời của toàn dân, của dân tộc, chứ không phải lời của Quốc hội  đại diện cho dân. Người nói trong Hiến pháp là dân, Hiến pháp là của toàn dân. Nên ghi nhớ rằng Hồ Chí Minh muốn trưng cầu dân ý quyết định  ngay từ Hiến pháp 1946 (chứ không phải trưng cầu dân ý tham khảo) về Hiến Pháp. Tiếc thay, nước ta, hồi ấy, không làm được là vì đang có chiến tranh. Sau này khi đã có hoà bình  vì Hồ Chí Minh đã qua đời, cho đến tận ngày nay Quốc hội vẫn còn nợ nhân dân vì chưa có trưng cầu ý dân phúc quyết về Hiến pháp..
Thứ hai, Hiến pháp là Luật cao nhất của đất nước, không dựa vào, không lấy căn cứ, không lấy gốc rễ, không lấy giá trị và quyền lực từ bất cứ luật lệ nào. Người ta nói rằng Hiến pháp có giá trị và quyền lực tự thân. Dẫu có nước nền văn minh cao, mà chỉ có Hiến pháp theo tập tục, chứ không có Hiến pháp thành văn..
Mỗi khi  người dân góp ý kiến cho Hiến pháp hay Văn kiện của Đảng dù có viết góp ý hay đến mấy cũng thế thôi, khi mà cốt lõi của vấn đề là người ta viết  Hiến pháp hay Văn kiện vẫn theo lối tư duy, thói quen xưa nay là  “ý Đảng, lòng Dân” vừa không chuẩn, vừa quá cảm tính. Thực ra,  phải đặt ngược lại: Nguyện vọng của nhân dân phải trở thành ý chí của Đảng. .
Nhận thức là cả quá trình, tiếc thay cho đến tận ngày nay, người ta vẫn coi câu khẩu ngữ  “ý Đảng, lòng Dân” như sự phát kiến vĩ đại. Ý là nói về lý trí, lý tính, duy lý có tính chất rất quan trọng, mang tính trí tuệ, thể hiện trong tư duy, định hướng, tầm nhìn, phương pháp luận, giải pháp v.v… Lòng có thể hiểu là thể hiện tình cảm, mong muốn. Chỉ khi nào viết Hiến pháp hay Văn kiện phù hợp với thực tế đúng đắn, sáng tạo, phong phú, sâu sắc được xây dựng trên quan điểm “ý Dân, lòng Dân” thì mới có giá trị đi vào cuộc sống..
Quốc gia muốn phát triển bền vững đòi hỏi có bản Hiến pháp xứng đáng gọi là Hiến pháp, hay nói cách mạnh mẽ hơn cần có bản Hiến pháp dân chủ thể hiện nhà nước pháp quyền. Đảng nâng cao vai trò, chất lượng và nội dung lãnh đạo của Đảng bằng việc lãnh đạo tạo dựng được quyền nhân dân ta thực sự là chủ và thực sự làm chủ, lãnh đạo tạo dựng được một Nhà nước mạnh, có một bản Hiến pháp đích đáng là Hiến pháp dân chủ và  một Nhà nước có thực quyền..
Ở các nước tiên tiến, thực sự dân chủ, Hiến pháp được bảo vệ bằng Tòa án Hiến pháp hoặc Tòa án tối cao. Hiến pháp chỉ có thể áp dụng hữu hiệu trong thực tế, đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển, phải được xây dựng trên tư duy phân rõ trách nhiệm, quyền hạn, và giám sát lẫn nhau của 03 cơ quan trong tổ chức bộ máy nhà nước: Lập pháp; Hành pháp; và Tư pháp.
Các cơ quan Truyền thông, báo chí và Kiểm toán độc lập không nằm trong bộ máy tổ chức Nhà nước nhưng là trung tâm quyền lực xã hội cần được luật hóa bảo đảm quyền lực trong xã hội dân sự, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật và xã hội. Nói cách nôm na, xã hội cần có 05 trung tâm quyền lực nói trên  hay còn gọi là “ngũ quyền” để kiểm tra, giám sát lẫn nhau..
Tiền bối Phan Chu Trinh có chủ trương: Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh. Rất hay, rất đúng nhưng thiếu công cụ thực thi: QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC.  Nay có quyền lực Nhà nước rồi, có đủ điều kiện thực hiện “lộ trình” của cụ Phan. Nói lộ trình tức là nói thứ tự ưu tiên, phải từ dân trí trước vì “Dân nào thì Chính phủ ấy”! Khơi thông nguyên khí của sự phát triển của đất nước: Vẫn là cái biên của sự phát triển khi lãnh đạo quyết định luyện đan đến huyệt nào? Hạn điền, trung điền hay thượng điền? Phải chăng triển khai đầu tiên là đầu tư vào “hạnh phúc của con người” ? .
Ước mơ cuộc sống hạnh phúc của mỗi con người đều phải dựa vào  hạ tầng cơ sở,  nền tảng đạo đức, tài lực, và hệ thống giá đỡ luật pháp và phân bố tài nguyên phải hợp lý. Nguyên khí đi từ cái gốc của vấn đề là tìm được người hiền tài và đặt đúng vị trí của nó. Chất lượng cuộc sống phải bắt đầu từ việc hiểu ” quyền con người” cùng bậc với con người ở tất cả các nước đang phát triển có nền văn minh tiến bộ của hành tinh này. Ở đó môi trường sống sẽ tự động lọc, khích lệ và thăng hoa sở trường  của tất cả những ai yêu mến mảnh đất Việt Nam thân thương, nghèo khó  hình chữ S này..
Ngày xưa, Tư Mã Thiên có nói đại ý như sau: “Người phụ nữ làm đẹp vì người mình yêu, còn kẻ sỹ dốc sức vì tri kỷ.” Ngày nay, suy rộng ra, nếu Đảng với Dân là tri kỷ thì Đảng phải nghe Dân và Dân sẽ dốc lòng vì Đảng. Nghe điệp khúc “Ý Đảng lòng Dân” lại chạnh lòng nhớ đến Chinh phụ ngâm có câu : “Lòng chàng ý thiếp……”.   Thiếp có ý, Chàng có lòng, chứ không phải ngược lại!

4 commentaires:

  1. Ông Tổng Trọng bao giờ cũng nhét chữ, cưỡng chữ
    Hiến pháp thông qua đích thị là ý của... Bộ chính trị.... Đảng CS chứ lòng dân cái gì?
    Nội chuyện để dân phúc quyets hiến pháp cũng không dám làm, dù kiểm tra phiểu này nọ đều là người của.... đảng?
    Vậy thì dân ở đâu? Dân lúc này đã bị nhét chữ và bị bắt buộc phải nghe theo đảng
    Không thì tống vào ngục vì... SUY THOÁI!

    RépondreSupprimer
  2. Mấy ông lãnh đạo đảng và mấy ông nhà báo bồi bút hay nhét chữ vào mồm nhân dân. Như ở báo tin tức, tên nhà báo bồi bút Yến Nhi có bài "Luật Đất đai sửa đổi, thỏa ý nguyện của nhân dân" (http://baotintuc.vn/goc-nhin/luat-dat-dai-sua-doi-thoa-y-nguyen-cua-nhan-dan-20131130084852489.htm), ông Tổng Trọng thì nói HP là ý đảng loàng dân... Trong lúc dân, như tui chẳng hạn, thấy HP chỉ là bản sao của đảng pháp, luật đất đai chỉ là luật của các quan cướp đất. Hãy xem, sau khi Nguyễn Lân Thắng lập "Hội những người không đồng ý Hiến Pháp mới được quốc hội thông qua" trên facebook từ ngày 28 đến bây giờ, 14'30 ngày 30.11.2013, đã có 2950 người like. Vậy thì Luạt đất đai, Hiến pháp ấy, đảng các người cứ ôm vào mnaf ăn cho kỳ hết, dân như tôi không cần cái thứ quỷ quái ấy đâu

    RépondreSupprimer
  3. Mọi thứ đều có quy luật của riêng nó! Thuyền lật mới biết sức dân!!

    RépondreSupprimer
  4. Xin anh To Van Truong thể tất !

    Tôi bổ bã vỉa hè..là chả có cái cơ cấu, (à không...) giao cấu nào giữa chàng và thiếp với ..quân thiếp trắng ớ! cái quân chàng đen !!! Dân Net cho rằng chỉ có món xơi được là "Ý lợn, lòng heo" thôi..Có âm binh trung thành chạy thêm "mắm tôm"...thì dân chúng tôi (hay Nàng,Thiếp chỉ có nước) ...ra huyệt-đạo, khi "món" này xuống đến đan-điền.

    RépondreSupprimer