10/08/2017

Nghệ thuật bú mướm ăn hại


Hồi còn học phổ thông, truyện ngắn “đời thừa” của nhà văn Nam Cao là một tác phẩm mà tôi rất yêu thích. Theo phân tích, truyện ngắn “Đời thừa” Nam Cao phản ánh tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của người trí thức nghèo có tài năng, tâm huyết trong xã hội phong kiến thực dân. Vậy mà trong cái thời ngột ngạt, khổ sở ấy lại có biết bao tài năng văn chương như Vũ Trong Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Thế Lữ, Lưu trọng Lư…

Thời nay, đất nước độc lập văn nghệ sĩ lại không thể sống được với tác phẩm của mình nghĩa là làm sao?


Nghệ thuật bú mướm ăn hại 

Dương Ngạn


Hôm nay nghe các vị chức sắc ở Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật than nghèo, kể khổ sao mà thấy thương quá. Có khi họ còn khổ hơn nhà văn Hộ trong truyện ngắn “đời thừa”. Nhà văn Hộ “nghèo” nhưng vẫn còn tự trọng, còn cánh văn nghệ sĩ của chúng ta hình như mết hết cả liêm sĩ.

Ông Hữu Thỉnh - chủ tịch hội – than, theo quy định thì chức danh của ông được hưởng chế độ xe như bộ trưởng, trưởng ban Đảng, nhưng 10 năm nay không có xe, phải mượn xe và xe đó đã quá rách nát.

Ông Trần Khánh Chương- chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam - trình bày: “bây giờ cơ chế thị trường, nếu sáng tác các đề tài bảo vệ Tổ quốc thì không ai mua, đến bảo tàng, chính quyền cũng không mua. Dưa thì có thể giải cứu được chứ tranh thì không giải cứu được. Chúng tôi rất khổ. Giờ không ai muốn về đây làm. Tôi già rồi muốn có người thay thế nhưng đi mời chẳng ai chịu về”.

Ông Tô Ngọc Thanh - chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam - tâm sự: “Văn nghệ là một binh chủng, mà văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy, vậy mà cứ mỗi 5 năm một lần phải lên trình bày để được “thương cho” cấp kinh phí”.

Sau khi nghe các vị than nghèo kể khổ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hứa sớm hổ trợ kinh phí, hứa xây nhà ở xã hội cho văn nghệ sĩ và cho mua mới một ôtô và chuyển giao một ô tô từ Văn phòng Chính phủ.

Đất nước còn nghèo, dân còn khổ lắm vậy mà ngửa tay xin tiền như thế lại không biết ngại ngùng.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ở Cà Mau được Bí thư tỉnh ủy cấp nhà nhưng từ chối vì sĩ diện. Vậy mà các vị ở trung ương năm lần bảy lượt đi xin xỏ từ kinh phí, nhà ở cho đến phương tiện đi lại. Nghĩ thẹn thay.

Còn nhớ năm ngoái ông Hữu Thỉnh nói rằng, không được cấp kinh phí sẽ phải tính đến chuyện phá bỏ trụ sở xây khách sạn hoặc cho thuê để lấy tiền hoạt động. Có lẽ nhà nước sợ cái hội ấy giải tán lắm vì đó cũng là một binh chủng, một mặt trận, mà văn nghệ sĩ là chiến sĩ. Vì dẹp cái loa ấy, lấy ai tuyên truyền?

Họa sĩ vẽ tranh mà không ai thèm mua, đến các cơ quan nhà nước cũng chê thì hãy xem lại chính mình. Họa sĩ cũng phải theo cơ chế thị trường, vẽ cái gì mà thị trường cần chứ cứ loanh quanh vẽ những đề tài củ rích, khuôn mẫu, nhạt nhẽo thì tranh bán cho ai. Chẳng ai lại bỏ tiền ra mua một tác phẩm vô hồn để treo cả.

Theo tôi nghĩ, không lo được kinh phí để hoạt động thì nên giải tán. Kể cả các hội khác cũng vậy. Chứ đừng mãi ăn bám vào ngân sách nhà nước, đừng đưa ra lý do phục vụ chính trị để hù dọa. Hãy tượng tượng xem các hội, đoàn thể mỗi năm tiêu tốn hơn 45.000 ngàn tỷ đồng nhưng không có đóng góp gì cho sự phát triển của đất nước. Họ chỉ làm mỗi việc “thực hiện nhiệm vụ chính trị”. Nhân dân chẳng cần những cái hội vô tích sự như thế. Văn học nghệ thuật nước Việt cũng không lụi tàn nếu cái hội ấy giải tán.

Hãy để văn học nghệ thuật phát triển một cách tự nhiên như mấy ngàn năm nay. Nếu cứ định hướng, cứ phục vụ chính trị mãi thì Văn học nghệ thuật bao giờ mới lớn, bao giờ mới thôi bú mướm.

                                                              Dương Ngạn




Nhiều người phản ứng, giễu cợt chuyện nhà thơ Hữu Thỉnh xin xe. Nhưng tôi nghĩ anh Thỉnh vậy là sòng phẳng. Dân gian có câu "Ăn cơm Chúa múa tối ngày". Hội nhà văn đã múa đủ các điệu, có bỏ điệu nào đâu? Vậy thì cơm Chúa phải trả đủ cho Hội chứ?! Bớt lại cái ô tô chẳng khác gì Chúa xới bát cơm cho kẻ múa tối ngày lại keo kiệt bớt đi miếng thịt. Nhớ cuối thập kỷ 80, Ban Tổ chức Chính phủ tức Bộ Nội vụ bây giờ soạn Dự thảo về luật Hội trong đó có nội dung xoá bỏ bao cấp cho các Hội. Nhưng khi trình lên, ông Lê Đức Thọ bắt giữ nguyên chế độ bao cấp. Khi gặp ông tôi hỏi sao lại như vậy, ông nói thẳng: "Không cho nó tiền thì làm sao mà bảo được nó!" - FB Đỗ Minh Tuấn

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire